Đó là lời thì thầm mà nhiều người rỉ tai nhau khi nhắc đến Quảng Bình. Không biết tự bao giờ, sông Gianh đã in hằn trong ký ức của người dân đất Quảng. Nhắc đến Quảng Bình người ta không thể không nhắc đến dòng sông này. Bởi lẽ rằng nơi đây được xem như là một “đặc sản đất Quảng“. Vừa mang nét hào hùng của lịch sử, vừa mang vẻ đẹp nên thơ, kỳ vĩ như tranh vẽ.
Sông Gianh – Một địa danh lịch sử
Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, có chiều dài khoảng 160km. Bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn. Sông chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Để rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.
Núi sông ngần
Trong lịch sử, sông Gianh được gọi với tên là Linh Giang. Có nghĩa là dòng sông linh thiêng. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786).
Rồi đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Gianh cũng nằm trong “tọa độ lửa đạn”, bom mìn chiến tranh. Trải qua bao cơn tao loạn, sông Gianh mang trên mình đầy chiến công và chứng tích.
Vẻ đẹp huyền thoại, nên thơ của sông Gianh
Linh Giang buổi chiều tà
Thăng trầm của lịch sử đi qua, sông Gianh “trở về” với hình ảnh gần gũi, thân thương. Mùa hạ, mặt nước sông Gianh lúc nào cũng trong xanh, lấp lánh. Mùa lũ, con sông đỏ ngầu cuồn cuộn. Sông như đổi hẳn tính nết, nước từ thượng nguồn đổ về chảy xiết… Ấy như là một sự thử thách với những con người sinh ra nơi vùng đất khắc nghiệt này.
Trong hàng trăm con sông trên dải đất Việt Nam. Thì duy chỉ có sông Gianh chảy qua một tỉnh – Quảng Bình. Các nhánh sông đều khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ hoặc 99 đỉnh núi đá vôi huyền thoại. Nhờ chảy qua nhiều vùng đá vôi, sông Gianh tạo ra nhiều hang động kỳ thú.
Cầu Quảng Hải
Và còn nhiều hơn thế …
Nhân rộng thêm nữa những “đặc sản đất Quảng”. Chẳng hạn như động Lạc Sơn, Minh Cầm… Quãng sông đẹp nhất là khúc trung lưu. Chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát. Quãng sông này không rộng như ở hạ lưu. Nhưng cũng không hẹp như ở thượng nguồn. Lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ. Những đêm trăng, nước sông Gianh dường như không chảy. Mà cứ dùng dằng đôi bờ, nửa ở nửa về. Như một chàng thi sĩ đa tình muốn ôm trọn vào lòng cảnh đẹp sông Gianh.
Cơn lốc chiều
Từ bao đời nay dòng sông vẫn bình lặng trôi. Hòa với bóng nước trời mây, núi non trùng điệp. Đôi bờ sông Gianh vẫn bình dị và trầm mặc theo thời gian. Trải dài theo sông là những xóm làng thuần nông, làng văn hóa, làng nghề.
Tương truyền, đã từng có 100 con chim phượng hoàng rủ nhau bay đậu ở gần sông Gianh. Càng tô điểm thêm cho sự linh thiêng, kỳ bí của dòng sông đất Quảng.
Vẻ đẹp Quảng Bình làm lay động lòng người
Vẻ đẹp kỳ vĩ, nên thơ của sông Gianh đã trở thành cảm hứng thi ca. Bao tao nhân mặc khách và cả những vị hoàng đế khi đặt chân đến đây. Đều có thể xuất khẩu thành thơ.
Vua Lê Thánh Tông để lại bài “Linh Giang Hải Tấn”
“Sơn bảo bồi hoàn hải diểu di
Bố Chinh tùng cổ hiệu hoang thùy
Tịnh hà thôn lạc mao vi ốc
Triệt phố quan tân trúc tác kỳ
Nữ thượng phong yêu khoa yển vãn
Dân điều quých thiệt ngũ thù ly
Ký Nam thánh hóa hoằng nhu viễn
Khẳng hạn phong cương ngoại đảo vi”.
Đại thi hào Nguyễn Du có bài “Độ Linh Giang”
“Bình sa tận xứ thủy thiên phù
Hạo hạo yên ba cổ độ thu
Nhất vọng tân nhai thông cự hải
Lịch triều cương giới tại trung lưu…”
Hay Phan Huy Ích có bài “Độ Đại Linh Giang”:
“Chinh phàm phiếm phiếm quá Gianh Hà
Ứng tiết trung lưu thính trạo ca
Nhị bách niên lai y đái trở
Hướng kim nhất vĩ hướng tình ba”.
Đôi bờ sông Gianh
Khẻ hàu bên bờ sông Linh Giang
Năm tháng rồi cứ trôi đi, Sông Gianh vẫn sẽ mãi hằn in trong hồn người dân đất Quảng. Và cả những du khách có dịp đặt chân đến đây. Một đặc sản đất Quảng không thể lẫn vào đâu được. Và còn nhiều đặc sản nức tiếng không kém ở vùng đất Quảng Bình. Chẳng hạn như: Vũng Chùa – Đảo Yến, tượng đài mẹ Suốt, động Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng… . Hay những món ăn nức lòng du khách như: Cháo Canh Ba Đồn, khoai gieo xứ Quảng, cháo lươn Ông Lược. Thậm chí đôi bờ sông Gianh còn là nơi đầu tiên tìm thấy sâm Bố Chính, loài sâm mà người dân thường gọi là sâm đất, sâm khoai lang. Nếu bỏ lỡ dù chỉ một lần thì cũng thật đáng tiếc đấy!