Làng Tiên Lang (Tiên Lang xứ) thuộc xã Quảng Liên (nay là xã Liên Trường), huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Vùng đất này nằm bên một nhánh sông Gianh quanh năm êm đềm với ruộng lúa mênh mông. Ở đây có một đền thờ tổ từ rất xưa để lại, đền thờ tọa lạc trên một ngọn đỉnh. Người dân Quảng Liên gọi là Đỉnh Đôộng Cốm.
Khi đứng trên đỉnh bạn có thể thấy một Quảng Liên bao quát được thu nhỏ, mọi cảnh vật rất yên bình. Không biết tên gọi Đỉnh Đôộng Cốm có từ bao giờ, người dân địa phương chỉ biết rằng đó là miếu thờ cụ Trần Cảnh Phúc và con trai cả là Trần Cảnh Tân.
Người đầu tiên đặt chân đến làng Tiên Lang
Theo gia phả nhà họ Trần còn lưu lại, ông nội cố của cụ Trần Cảnh Phúc là một danh tướng thời Lê đó là tướng Trần Nguyên Hãn. Trước kia cụ được vua Lê giao quyền vào trấn giữ ở Hoành Sơn với chức vụ “Hoàng Chưởng Tào Quan, Vận Trấn Hành Sơn, Thượng Tự Ai Lao, Hạ Chí Linh Giang Cập Phòng Tuần Nam Kỳ Chư Hà Hải”.
Cụ Trần Cảnh Phúc đã khai hoang lập nghiệp gắn bó với vùng đất này. Là một người thông minh, “học rộng tài cao” ông đã mở trường, lớp dạy học cho con cháu trong làng. Cũng nhờ sự bản lĩnh, tài năng của mình ông Trần Cảnh Phúc đã phù trợ giúp đỡ nhân dân, khai phá mở rộng diện tích (ruộng nương). Đánh đuổi thổ phỉ bảo vệ và xây dựng làng.
Như vậy cụ Trần Cảnh Phúc chính là người khai phá ra làng Tiên Lang, đồng thời là người khai trí, giúp người dân nơi đây được mở mang kiến thức, nâng cao học vấn làm rạng danh xã Quảng Liên ngày nay. Con cháu các thế hệ của dòng họ Trần luôn tự hào với truyền thống hiếu học được tiếp nối từ thời cha ông ta. Đặc biệt, Quảng Liên còn là địa phương tiêu biểu phát triển mạnh về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…
Chính vì cụ có nhiều công lao lớn cho Tiên Lang xứ nên sau khi cụ mất, con cháu dòng họ Trần đã xây đền thờ để đời đời khắc nhớ công ơn của cụ.
Khung cảnh đền thờ tổ
Đền thờ được xây dựng và trang trí đẹp mắt với nhiều hình khối, đường nét hoa văn chọn lọc, nổi bật với tượng hổ tạo khối đơn giản bằng những họa tiết trang trí thời Trần.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, theo thời gian đền thờ đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Con cháu họ Trần và người dân địa phương vẫn luôn chăm lo hương khói. Nơi đây từ lâu cũng đã trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa linh thiêng của dân làng.
Tuy nhiên đền thờ cụ Trần Cảnh Phúc nay đã được xây mới và chỉ còn khắc thông tin ở đền là mộ ông Cốm. Lí do vì sao thì còn bỏ ngỏ. Có một điều ít ai biết về cụ Trần Cảnh Phúc đó là cụ còn có 1 người em là Trần Cảnh Huống. Ông là người khai phá ra làng Lệ Sơn, nay thuộc xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Đây cũng là một trong những làng nổi tiếng là vùng quê có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.
Ai là người khai phá ra làng Tiên Lang (Quảng Liên)? Câu hỏi ấy đã có câu trả lời nhưng dường như nó đang dần mờ nhạt đi theo từng năm tháng. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội, miền quê Quảng Liên đã có nhiều đổi thay, liệu những thế hệ sau này có còn biết tới cụ Trần Cảnh Nông nữa không?
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ là tư liệu có giá trị cho thế hệ sau của làng, để mọi người vẫn luôn nhớ về cội nguồn.
Bà con người Liên Trường tham gia nhóm Người Liên Trường (Quảng Liên & Quảng Trường) để cập nhật thông tin về xóm làng mỗi ngày nhé!